CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN VÀ ỨNG DỤNG

Bên cạnh công nghệ Anode thì công nghệ Sơn tĩnh điện cũng là phương pháp phổ biến, được ưa chuộng bới đem lại nhiều tính năng vượt trội.

1. Định nghĩa & Phân loại
► Công nghệ Sơn tĩnh điện - Electro Static Power Coating Technology
• Công nghệ sơn phổ biến hiện nay được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950.
• Được tác động bởi lực tĩnh điện, thường sử dụng các thiết bị chuyên dụng như súng phun và bộ điều khiển tự động tạo màu bằng hạt bột khô bám lên bề mặt vật liệu.
• Là phương pháp được nhiều nhà máy sử dụng vì tính kinh tế, chất lượng, phù hợp thị hiếu của nhiều công trình xây dựng.
► Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
• Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…
• Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm nhựa, gỗ…

2. Quy trình
► Xử lý bề mặt ➠ Hấp ➠ Phun sơn ➠ Sấy ➠ Kiểm tra - đóng gói thành phẩm.

3. Ưu điểm
► Kinh tế
• Tiết kiệm chi phí: 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư có thể tái sử dụng được nhiều lần).
• Không cần sơn lót, tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.
• Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.
► Đặc tính sử dụng
•  Quy trình sơn được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
•  Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người
•  Thực hiện thao tác với các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào (như đối với sơn nước).
•  Không sử dụng dung môi gây ô nhiễm môi trường
► Chất lượng
• Tuổi thọ và độ bóng, bền tương tự như sơn dầu, sơn epoxy công nghiệp.
• Bảo vệ bề mặt kim loại không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
• Màu sắc phong phú và có độ chính xác cao, phù hợp cho nhiều công trình…
• Không chứa chất gây ung thư có hại (như các phương pháp sơn phun chất lỏng truyền thống khác).

4. Ứng dụng
►  Ngành công nghiệp nặng: Công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,...
►  Ngành xây dựng: Sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng,...
►  Ngành giáo dục - Y tế: Sản xuất dụng cụ dạy học, thiết bị y tế chuyên dụng,...