CÁC CÁCH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT SƠN TĨNH ĐIỆN

Trước và sau khi sơn tĩnh điện chúng ta phải xem xét một số vấn đề khi sử dụng và kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện. Để đảm bảo cho quá trình gia công sơn tĩnh điện không bị gián đoạn, năng suất đạt hiệu quả cao cũng như để cho sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có được chất lượng tốt nhất.

1. Độ dày màng sơn
· Trước khi sấy (lò sấy công nghiệp): Sử dụng thiết bị điện tử với màng nhựa chuẩn, lược cào, kỹ thuật laser hoặc quan sát bằng mắt thường.
· Sau khi sấy: Sử dụng thiết bị điện tử với màng nhựa chuẩn kiểm tra độ dày màng sơn của thành phẩm.

2. Màu sơn (2 cách)
· Sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm: tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm => độ chính xác cao.
· Sử dụng thiết bị cầm tay: So sánh với mẫu màu chuẩn bằng mắt thường => nhanh chóng, thuận tiện.
Lưu ý: Sử dụng nguồn sáng chuẩn khi kiểm tra màu.

3. Độ bóng/ mờ (tùy yêu cầu)
· Để kiểm tra độ bóng/ mờ của bề mặt sơn tĩnh điện, sử dụng máy đo độ bóng ở nhiều góc độ khác nhau.
Góc 60 độ: Góc được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sơn tĩnh điện.
Góc 20 độ: Dùng khi đo độ bóng bề mặt sơn tĩnh điện có độ bóng bề mặt cao.
Góc 85 độ: Dùng khi đo độ bóng bề mặt sơn tĩnh điện có độ bóng bề mặt thấp.

4. Độ bền va đập
· Đo độ biến dạng của lớp sơn phủ.
· Kiểm tra mặt trước và sau của tấm sơn mẫu.
· Độ dày màng sơn nên theo tiêu chuẩn (60-80 micromet)
· Xác định bằng trọng lượng của quả đập và chiều cao tối đa mà màng sơn không bị vỡ (inch x pounds/Joule).

5. Độ dẻo màng sơn
· Kiểm tra độ dẻo/đàn hồi (Cupping hoặc Erichsen).
· Xác định độ dẻo/đàn hồi của màng sơn bằng cách làm biến dạng từ từ màng sơn (viên bi được ép vào tấm sơn mẫu và được đẩy sâu vào cho đến khi xuất hiện vết rạn), ghi lại kết quả chiều dài đã đẩy được.
· Dùng dụng cụ hình nón đo độ uốn cong màng sơn (Conical) hay hình trụ (Mandrel).

6. Độ cứng màng sơn (3 cách)
· Buchholz: Xác định bằng khả năng màng sơn chống trầy xước từ một vật nặng sắc cạnh.
· Bút chì: Vạch bút chì với độ cứng khác nhau lên bề mặt màng sơn.
· Dur-O-Test: Dụng cụ gồm một ống tròn, bên trong có lò xo áp lực trượt trên một rãnh.

7. Độ bám dính
· Độ bám dính theo kiểu mắt lưới (Cross-cut test): Khả năng bám dính của sơn lên vật thể khi bị cắt theo kiểu mắt lưới, dán băng keo vào và giật ra.
· Độ bám dính theo kiểu dán (Pull-off test): Kiểm tra độ bám dính giữa lớp sơn với vật thể được sơn bằng cách dán các nút lên mặt sơn bằng keo rồi giật mạnh ra.

8. Mức độ sấy (hấp chín sơn tĩnh điện)
· Để kiểm tra mức sấy, sử dụng MEK (Methyl-Ethyl-Ketone) - cách thức đơn giản và nhanh chóng để kiểm tra màng sơn.
· Sử dụng mẫu chuẩn để đối chứng và đối chiếu trên mẫu thực tế đã được sơn.
9. Khả năng chống vết bẩn (đốm vấy bẩn bám trên màng).
· Thời gian và nhiệt độ kiểm tra tùy thuộc vào từng loại chất gây bẩn, đặc điểm kỹ thuật của chất gây bẩn, v.v.
· Đánh giá khả năng chống bay màu và mềm hóa của màng sơn.

10. Khả năng chống hóa chất tẩy
· Thử các chất tẩy rửa khác nhau trên màng sơn.
· Đánh giá các thông số chính yếu: nồng độ, nhiệt độ, thời gian, .v.v.

11. Khả năng chịu tác động của môi trường
· Khả năng kháng muối: Các tấm mẫu đã sơn được nhúng trong dung dịch muối với nồng độ, nhiệt độ và thời gian xác định.
· Khả năng chống ẩm: Các tấm mẫu đã sơn được đặt trong với nồng độ ẩm, nhiệt độ và thời gian xác định.
· Khả năng chống tia cực tím (tia UV): Các tấm mẫu được đặt trong môi trường tia cực tím để xác định khả năng giữ độ bóng và khả năng bền màu.