BẠN ĐÃ BIẾT? BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN GÌ?

Chiếm hơn 15% tổng thị trường hoàn thiện công nghiệp, sơn tĩnh điện được sử dụng trên một loạt các sản phẩm công nghiệp cũng như đồ dùng, thiết bị hàng ngày. Ngày càng có nhiều đơn vị sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong các sản phẩm của mình để đạt chất lượng cao, độ bền lý tưởng, nâng cao hiệu suất sản xuất, cải thiện hiệu quả tính năng và bảo vệ môi trường. Vậy trong bột sơn tĩnh điện có những thành phần gì để có thể sở hữu nhiều ưu điểm như vậy?

1. Cấu tạo chính
· Nhựa Polymer.
· Bột độn, bột màu.
· Chất làm đều màu và các chất phụ gia khác.

2. Tính năng nổi trội
· Có thể thu hồi, tái sử dụng 99% (trộn lại với bột sơn mới, giữ nguyên chất lượng).
· Không gây ô nhiễm môi trường (không sử dụng dung môi).
· Ứng dụng đa dạng cho nhôm, các chất phi kim loại: nhựa và fiberboard mật độ trung bình (MDF), v.v. (khả năng chịu nhiệt cao, bền, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường).

3. Phân loại bột sơn tĩnh điện
· Gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), Nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.

4. Quy trình phun
· Hỗn hợp các thành phần trong bột sơn được làm nóng chảy, làm mát & nghiền thành bột đồng nhất -> phủ các lớp sơn tĩnh điện với một chất nền kim loại.
· Sử dụng súng phun, phun bột được tích điện nhờ phương pháp tĩnh điện lên bề mặt của chi tiết và đem nung nóng -> khi đó bột phủ sẽ chảy và tạo thành lớp bề mặt có liên kết tốt, đều màu.

5. Điều kiện bảo quản
· Vì sơn tĩnh điện là dạng bột khô không chứa dung môi nên điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn, không lo ngại các vấn đề cháy nổ.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Để ở mức nhiệt độ cho phép dưới 33 độ C.
- Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp.
- Các dụng cụ bảo quản đơn giản, tiện dụng, không tốn nhiều chi phí.