SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP ĐÚC & ÉP ĐÙN NHÔM
1. Phương pháp đúc nhôm
Chế tạo sản phẩm có hình dạng phức tạp.
Tạo ra thành phẩm kích thước lớn.
Độ cứng thấp, dễ bị xốp nếu không khí lọt vào trong khuôn.
Bề mặt hoàn thiện thô; có thể hiển thị các đường nối hoặc các khuyết điểm khác.
Khuôn đúc rất tốn kém, mất nhiều thời gian; tuổi thọ ngắn.
Tốn nhiều thời gian và chi phí nếu thay đổi quy trình để chuẩn bị khuôn mới (vài tuần).
Quá trình sản xuất tốn chi phí, hoạt động sản xuất cần lâu dài để bù đắp chi phí ban đầu.
Ứng dụng điển hình của phương pháp nhôm đúc:
• Ô tô (Linh kiện động cơ, vỏ thiết bị điện tử, thanh giá đỡ…)
• Viễn thông (Thiết bị mạng và cơ sở hạ tầng…)
• Điện tử (Vỏ pin và linh kiện…)
2. Phương pháp đùn ép nhôm
Tạo ra nhiều hình dạng khác nhau với mặt cắt phù hợp.
Kích thước giới hạn bởi kích thước của phôi nhôm.
Sản phẩm có độ bền, độ cứng cao nhờ nhiều công nghệ, biện pháp làm cứng trong quá trình tạo hình.
Bề mặt hoàn thiện trơn tru, nhẵn mịn.
Khuôn đùn ép tiết kiệm chi phí, thời gian (việc sản xuất các khuôn ép mới tương đối dễ dàng, nhanh chóng).
Quy trình đùn ép có khả năng thích ứng cao và linh hoạt.
Quá trình thực hiện ít tốn kém hơn, phù hợp hơn với thời gian sản xuất ngắn (chi phí đầu vào thấp).
Ứng dụng điển hình của phương pháp đùn nhôm:
• Kiến trúc (Cửa và khung cửa sổ, đường gờ, tay vịn, hệ thống trưng bày…)
• Điện tử (Tản nhiệt, vỏ động cơ, ray đèn LED…)
• Ô tô (Đường ray mái, thanh chống va đập, vỏ thiết bị điện tử, giá đỡ mái…)
• Không gian vũ trụ (Cấu trúc cánh, nội thất cabin…)
• Năng lượng mặt trời (Hệ thống khung giá đỡ và khung tấm pin, linh kiện solar…)